Nơi an giấc của ba vua triều Nguyễn sau trùng tu

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/1-1722500479.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/1-1722500479.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=fzVLO8k35buZOULb_oMaNw 2x” _close=”0″]

An Lăng, nơi an táng, thờ tự ba vua triều Nguyễn gồm vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, nằm trên đường Duy Tân ở phường An Cựu. Lăng rộng gần 6 ha, ngoài lăng vua và hoàng hậu còn có 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa cùng 121 mộ đất của con cháu vua Nguyễn.

Công trình được trùng tu 5 năm trước với tổng kinh phí 40 tỷ đồng.

An Lăng, nơi an táng, thờ tự ba vua triều Nguyễn gồm vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, nằm trên đường Duy Tân ở phường An Cựu. Lăng rộng gần 6 ha, ngoài lăng vua và hoàng hậu còn có 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa cùng 121 mộ đất của con cháu vua Nguyễn.

Công trình được trùng tu 5 năm trước với tổng kinh phí 40 tỷ đồng.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/7-1722500490.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=A7NSffv92iaNa5W69FhXyw 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/7-1722500490.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=Hu82TWiKA2Q4XPWCcZubHQ 2x” _close=”0″]

Điện Long Ân, nơi đặt án thờ bài vị ba vua, được lợp ngói hoàng lưu ly, trước sân lót gạch vồ.

Xưa kia, công trình này do vua Thành Thái xây dựng để thờ vua cha Dục Đức. Trong khuôn viên này có xây dựng thêm một số nhà cửa dành cho bảy bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ.

Điện Long Ân, nơi đặt án thờ bài vị ba vua, được lợp ngói hoàng lưu ly, trước sân lót gạch vồ.

Xưa kia, công trình này do vua Thành Thái xây dựng để thờ vua cha Dục Đức. Trong khuôn viên này có xây dựng thêm một số nhà cửa dành cho bảy bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/13-1722500498.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/13-1722500498.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=gg5ixk1hDUE_cLcRirVt8w 2x” _close=”0″]

Khu vực chánh điện Long Ân là nơi đặt án thờ bài vị của ba vua, được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện hiện có ở Huế.

Vua Dục Đức (23/2/1852 – 6/10/1883) là vị vua thứ năm của triều đại nhà Nguyễn và là cha của vua Thành Thái, ông nội vua Duy Tân.

Vua Thành Thái (14/3/1879 – 24/3/1954) là vị vua thứ 10, tại vị từ 1889 – 1907.

Vua Duy Tân (19/9/1900 – 26/12/1945), tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, ở trên ngai vàng từ 1907 – 1916. Khi cuộc khởi nghĩa Duy Tân thất bại, nhà vua bị thực dân Pháp đưa đi an trí ở châu Phi.

Khu vực chánh điện Long Ân là nơi đặt án thờ bài vị của ba vua, được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện hiện có ở Huế.

Vua Dục Đức (23/2/1852 – 6/10/1883) là vị vua thứ năm của triều đại nhà Nguyễn và là cha của vua Thành Thái, ông nội vua Duy Tân.

Vua Thành Thái (14/3/1879 – 24/3/1954) là vị vua thứ 10, tại vị từ 1889 – 1907.

Vua Duy Tân (19/9/1900 – 26/12/1945), tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, ở trên ngai vàng từ 1907 – 1916. Khi cuộc khởi nghĩa Duy Tân thất bại, nhà vua bị thực dân Pháp đưa đi an trí ở châu Phi.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/14-1722500499.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/14-1722500499.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=0hJkvMnhmvFRrZg5KEJX0w 2x” _close=”0″]

Án thờ bài vị vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu (vợ chính vua Dục Đức) được đặt ở chính giữa, bên phải là vua Duy Tân, bên trái là vua Thành Thái.

Án thờ bài vị vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu (vợ chính vua Dục Đức) được đặt ở chính giữa, bên phải là vua Duy Tân, bên trái là vua Thành Thái.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/16_1722506438-1722506677-1.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/16_1722506438-1722506677.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=up_x494RNlmfIjzeCPudNw 2x” _close=”0″]

Án thờ bài vị vua Thành Thái và tượng đồng chân dung ngài được đặt bên trái trong điện Long Ân. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn cất trong khu vực An Lăng và được thờ ở điện Long Ân.

Án thờ bài vị vua Thành Thái và tượng đồng chân dung ngài được đặt bên trái trong điện Long Ân. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn cất trong khu vực An Lăng và được thờ ở điện Long Ân.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/2-1722509836-1.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/2-1722509836.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=KPGw-CTI7cP_Te5Pw4ZvoQ 2x” _close=”0″]

Nằm bên trái điện Long Ân, khu vực tẩm mộ chôn cất vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu cũng được trùng tu sau nhiều năm bị xuống cấp. Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445 m2, bên trong không có bi đình và tượng đá như các lăng vua triều Nguyễn khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng ximăng.

Nằm bên trái điện Long Ân, khu vực tẩm mộ chôn cất vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu cũng được trùng tu sau nhiều năm bị xuống cấp. Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445 m2, bên trong không có bi đình và tượng đá như các lăng vua triều Nguyễn khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng ximăng.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/25-1722500514-1.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/25-1722500514.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=Lrnifu0qv1EeKwbmM7RVWQ 2x” _close=”0″]

Lăng mộ vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu được bao bọc bởi ba lớp bửu thành. Mộ nhà vua và hoàng hậu được xây bằng đá thanh.

Sau khi lên ngôi vào năm 1889, vua Thành Thái xây dựng lăng mộ cho vua cha Dục Đức. Năm 1906, bà Từ Minh tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “song táng”.

Lăng mộ vua Dục Đức và Từ Minh Huệ hoàng hậu được bao bọc bởi ba lớp bửu thành. Mộ nhà vua và hoàng hậu được xây bằng đá thanh.

Sau khi lên ngôi vào năm 1889, vua Thành Thái xây dựng lăng mộ cho vua cha Dục Đức. Năm 1906, bà Từ Minh tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “song táng”.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://thuexedulichhoangthang.com/wp-content/uploads/2024/08/121-1722500518-1.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/08/01/121-1722500518.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=s5pt6dSpamTlw59I_7h_0w 2x” _close=”0″]

Bà Lê Thị Duyên cùng người hàng xóm dâng hương ở khu vực nhà huỳnh ốc dạng phương đình, nơi đặt sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết giai đoạn đầu mở cửa sẽ miễn phí vé tham quan di tích. Sau khi đánh giá lượng khách, kiểm tra hiệu quả tiếp đón, thuyết minh đơn vị sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh về mức giá vé trong kỳ họp sắp tới.

Bà Lê Thị Duyên cùng người hàng xóm dâng hương ở khu vực nhà huỳnh ốc dạng phương đình, nơi đặt sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết giai đoạn đầu mở cửa sẽ miễn phí vé tham quan di tích. Sau khi đánh giá lượng khách, kiểm tra hiệu quả tiếp đón, thuyết minh đơn vị sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh về mức giá vé trong kỳ họp sắp tới.

Võ Thạnh

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net

Source